img
Thoát

Đề thi tham khảo 2025 ĐGNL HSA - Ngôn ngữ - Văn học

img
Nộp bài
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:
Ở một số nước phương Tây, những tranh luận cởi mở, nghiêm túc được xem là dấu hiệu của một xã hội lành mạnh, dân chủ và văn minh. Nhưng thế nào là tranh luận nghiêm túc? Nói một cách ngắn gọn, tranh luận nghiêm túc là tranh luận có quy tắc, trong đó người tham gia không được phạm “luật chơi”. Quy tắc căn bản là người tham gia chỉ được vận dụng những lí lẽ logic với thái độ thành thật và cởi mở chứ không được phát biểu theo cảm tính, đặc biệt cần tránh thái độ thiển cận, hẹp hòi. Người tranh luận nghiêm túc cần xem xét tất cả các trường hợp khả dĩ, cần cân nhắc những quan điểm và những cách giải thích khác nhau, chú tâm vào việc tìm sự thật hơn là muốn mình đúng, sẵn sàng chấp nhận những quan điểm không được nhiều người ưa chuộng, phải ý thức được định kiến chủ quan của chính mình. Khi tranh luận, phải nhất quán xoay quanh chủ đề bàn luận, không nhằm vào cá nhân người tham gia tranh luận. Nhưng không phải ai cũng đạt được những yêu cầu này. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi vẫn còn nhiều cuộc tranh luận có chất lượng thấp. Trong một số trường hợp tranh luận trên truyền hình, người ta có thể thấy đó là những cuộc đụng độ giữa các cá nhân chứ không phải là tranh luận, bởi đó không phải là sự đương đầu về lí luận. Nhiều khi, do không đảm bảo quy tắc tranh luận mà tranh luận trở thành vỏ bọc của ngụy biện – một sự nhầm lẫn trong lí luận và suy luận núp dưới hình thức "khoa học". Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về nguỵ biện.
17
Theo đoạn trích, KHÔNG cần tránh điều gì khi tham gia tranh luận?
Đưa ra các nhận xét cảm tính
Chỉ để chứng minh mình đúng
Bàn bạc về cá nhân người tranh luận
Chấp nhận những quan điểm không được nhiều người ưa chuộng.
18
Tác giả dẫn ra trường hợp tranh luận trên một số đài truyền hình để làm gì?
Phản bác quy tắc tranh luận
Giải thích cho các quy tắc tranh luận
Chứng minh cho việc vi phạm quy tắc tranh luận
Nêu ví dụ về các trường hợp tranh luận điển hình
19
Ý nào dưới đây phù hợp nhất để triển khai phần tiếp theo của đoạn trích?
Văn hóa tranh luận
Quy tắc cơ bản trong tranh luận
Vấn đề ngụy biện trong tranh luận
Vấn đề tranh luận trong khoa học
20
Ý chính của đoạn trích là gì?
Văn hóa tranh luận
Tranh luận và ngụy biện
Những sai lầm trong tranh luận
Tranh luận và khoa học
21
Cụm từ "mùa đông hạt nhân" (in đậm) trong đoạn trích chỉ điều kiện khí hậu nào?
Bụi bặm và thiếu ánh nắng Mặt Trời
Lạnh lẽo và thiếu thốn vì sự tuyệt chủng
Lạnh lẽo và thiếu thốn vì thiếu ánh nắng
Thiếu ánh nắng Mặt Trời do vụ nổ thiên thạch
22
Yếu tố nào sau đây là lí do giúp Eutheria sống sót?
Sự may mắn
Cấu tạo cơ thể
Đặc điểm sinh học
Khả năng thích nghi
23
Thông tin nào sau đây KHÔNG THỂ suy ra từ nội dung của đoạn trích?
Eutheria là một loài sinh vật nặng dưới 25 kg.
Các loài động vật ăn thịt phụ thuộc chết ngay vì thiếu ánh sáng.
Khi đám mây bụi lắng xuống, thực vật trên trái đất bắt đầu hồi sinh.
Chuột và con người có mối quan hệ chung về mặt nguồn gốc.
24
Theo đoạn trích, thông tin nào KHÔNG đúng về sự kiện đại tuyệt chủng ở kỉ Phấn trắng?
Hệ sinh thái bị phá hủy ở quy mô lớn.
75% thực vật và động vật trên Trái Đất bị chết.
Sự tuyệt chủng phát triển khốc liệt và nhanh chóng.
Năng lượng Mặt Trời khó đến được bề mặt Trái Đất.
25
Ý chính của đoạn trích là gì?
Sự kiện đại tuyệt chủng kỉ Phấn trắng
Sự hồi sinh của Trái Đất sau thời kì đại tuyệt chủng
Sự sống sót của Eutheria trong thời kì đại tuyệt chủng
Khả năng sinh tồn của sinh vật trong “mùa đông hạt nhân”

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi sau
“Định nghĩa về mỹ học như “khoa học của cái đẹp” xuất phát từ Baumgarten. Ông sử dụng thuật ngữ “khoa học đẹp” (belles sciences) để chỉ những nghiên cứu về “tư duy đẹp” (belles pensées) đã gợi cảm hứng cho con người chiêm ngắm mỹ thuật. “Mỹ học” và “cái đẹp” có mối liên hệ bền bỉ cho đến ngày nay, đến độ các thuật ngữ này đôi khi được cho là đồng nghĩa. Cho rằng đối tượng có tính thẩm mỹ” có nghĩa là ta thừa nhận ở nó có một thuộc tính khiến cho nó trở nên thú vị khi nhìn.[...] Tuy được sử dụng một cách thông dụng, thậm chí dân dã, thuật ngữ “thẩm mỹ” không phải là không liên quan đến ý nghĩa khoa học của nó: sửa chữa lại tự nhiên, giảm thiểu tác động của tuổi già, sử dụng một cách tài tình các phương tiện kỹ thuật sẵn có – theo cách của nghệ sĩ – là nỗ lực để tạo ra một diện mạo đẹp đẽ, trước tiên cho chính mình, nhưng cũng là để cho người khác nhìn ngắm. […] Do vậy, tính tương đối của cái đẹp không cho phép thừa nhận cái đẹp như một đối tượng duy nhất và có đặc quyền của mỹ học. […] Cái đẹp chỉ là một phạm trù trong số tập hợp các thể thức, các định chuẩn khác nhau của đối tượng thẩm mỹ: cái trác tuyệt, cái đẹp, sự duyên dáng, sự bi thảm… hoặc sự xấu xí. Vì vậy định nghĩa về mỹ học là “khoa học của cái đẹp” được coi như một định nghĩa có tính lịch sử không còn tương ứng với ngày nay cả ở các phương pháp khác nhau, lẫn các đối tượng khác biệt, cũng như những ý đồ phức tạp của chuyên ngành này”.
(Marc Jimmenez, 50 câu hỏi mỹ học đương đại, Nxb Thế giới, HN, 2016, tr.19)

35
Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích là gì?
Báo chí
Khoa học
Nghệ thuật
Chính luận
36
Ý nào sau đây thể hiện chính xác nhất chủ đề của đoạn trích?
Sự hình thành và tồn tại của cái đẹp trong lịch sử
Nội dung, ý nghĩa của mỹ học và cái đẹp trong lịch sử
Mối quan hệ giữa hai khái niệm: “mỹ học” và “cái đẹp”
Lịch sử vận động và phát triển của cái đẹp trong lịch sử
37
Theo lập luận của tác giả đoạn trích, mối quan hệ giữa “mỹ học” và “cái đẹp” trong lịch sử cụ thể như thế nào?
Có mối quan hệ hoàn toàn đối lập nhau
Có mối liên hệ bất biến với nhau về nội dung
Có tính kế thừa với nhau trong quá trình tồn tại
Có liên hệ với nhau nhưng mang tính nhất thời
38
Những cặp phạm trù nào sau đây được coi là đối lập trong phạm vi nghiên cứu của mỹ học?
Cái đẹp – Cái xấu
Cái đẹp – Cái bi thảm
Cái xấu – Cái duyên dáng
Cái bi thảm – Cái trác tuyệt
39
Theo đoạn trích trên, cái đẹp được hiểu một cách cụ thể là:
Có tính ưa nhìn
Gây nên sự chú ý
Gợi ra sự khác biệt
Tạo cảm xúc vui vẻ
40
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?
Miêu tả
Biểu cảm
Nghị luận
Thuyết minh
42
Ý nào sau đây biểu đạt ý nghĩa của câu thơ: “Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất”?
Lòng yêu nước và tự tôn dân tộc thời đại An Dương Vương
Niềm tin về sức sống bền bỉ, vững vàng của dân tộc Việt Nam
Sự bền vững của văn hoá dân tộc trong mọi thăng trầm lịch sử
Sự ổn định, bất biến của ngôn ngữ dân tộc qua tiến trình lịch sử
43
Giọng điệu chủ đạo của đoạn trích là gì?
Suy tư, triết lý
Sôi nổi, da diết
Thiết tha, sâu lắng
Trầm hùng, mạnh mẽ
44
Ý nào sau đây thể hiện chính xác nhất chủ đề của đoạn trích?
Sự bền vững, vĩnh hằng của tiếng nói dân tộc trong tiến trình lịch sử
Sự gắn bó thiêng liêng, bền vững của tiếng Việt với tâm hồn Việt Nam
Bản sắc ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam trong bối cảnh chung của thế giới
Truyền thống và thành tựu đáng tự hào của văn học, văn hoá Việt Nam
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi dưới đây:
“Trăng thật. Hôm nay đầu tháng. Từ đầu hôm, tôi vẫn đi giữa đêm trăng mà không biết. Cô gái vẫn bình thản ngồi nhìn ra ngoài trời. Tôi quệt diêm châm một điếu thuốc rồi tăng số cho xe phóng nhanh hơn, trong lòng vẫn không hết ngượng. Già đời trong nghề lái xe, bom đạn nguy hiểm gặp đã nhiều, tôi vốn không phải anh nhút nhát, vậy mà không biết sao đêm nay nhìn trăng ra pháo sáng? Qua tấm kính ướt hơi sương, mảnh trăng nằm giữa những tầng mây hiện ra tái ngắt, ánh sáng lòe nhòe, mỗi lúc xe nẩy lên hay vòng qua chỗ lượn, mảnh trăng lại chập chờn lay động, có lúc thấy rơi tõm xuống khoảng tối mịt mù của cánh rừng già như một trò chơi ú tim.

Khoảng gần khuya, trên các chỏm rừng, gió Tây Nam cuốn mây xám về một góc rồi thổi dạt đi. Gió thổi vào cành lá ngụy trang trên nóc xe ràn rạt. Trên đầu chúng tôi, khoảng trời đêm trên cao trở nên trong vắt, cao lồng lộng, trong khoảng sâu thẳm nổi lên một tiếng chim mơ hồ. Nhưng ở lưng các cánh rừng, sương trắng không biết từ đâu cứ đùn ra mãi. Dòng sông bên trái đường phút chốc biến mất, chỉ còn là sương trắng phủ kín, thảng hoặc mới thấy một chỏm rừng, một ngọn núi đá bên kia sông, nhô lên, đen đủi và cô độc giữa một màu trắng xóa. Xe tôi chạy trên lớp sương bồng bềnh. Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc”.
(Nguyễn Minh Châu, Tuyển tập Truyện ngắn hay nhất, Nxb Văn học,
HN, 2022, tr.47)
46
Trong đoạn trích, tác giả sử dụng các phương thức biểu đạt chủ yếu nào?
Tự sự, miêu tả, liệt kê
Miêu tả, biểu cảm, liệt kê
Tự sự, miêu tả, biểu cảm
Tự sự, nghị luận, biểu cảm
48
Giọng điệu nổi bật của đoạn trích là gì?
Sôi nổi, hào hứng, vui vẻ
Trữ tình, lãng mạn, nên thơ
Chân thành, mộc mạc, dung dị
Lạnh lùng, hoài niệm, khách quan
49
Sự thay đổi sắc thái của ánh trăng, khi thì “tái ngắt”, lúc “rơi tõm xuống khoảng tối mịt mù của cánh rừng già”, khi lại “sáng trong như một mảnh bạc phía cuối trời” phản ánh diễn tiến tâm trạng của người kể chuyện như thế nào?
Từ lo âu, phấp phỏng đến vui sướng vỡ òa
Từ lo âu, phấp phỏng đến hoảng hốt, sợ hãi
Từ lo âu, phấp phỏng đến bình tâm, mơ mộng
Từ lo âu, phấp phỏng đến hứng khởi, phấn chấn
Chế độ Từng Câu
img
Chế độ Từng Câu: img
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
26
27
28
29
30
31
32
33
34
50
51
Đóng
Download đề thi
Download