img
Thoát

[SỬ 11] Đúng sai Bài 9 Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ

img
Nộp bài
PHẦN 1
PHẦN 2
1

Nhằm tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với cuộc xâm lược của nhà Minh cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã tiến hành

cải cách văn hoá, xã hội, giáo dục
xây dựng toà thành Tây Đô kiên cố.
buộc vua Trần nhường ngôi cho mình.
ban hành chính sách hạn điền, hạn nô.
2

Nửa sau thế kỉ XIV, cuộc khởi nghĩa nông dân nào sau đây đã diễn chống lại nhà Trần?

Khởi nghĩa Ngô Bệ (Hải Dương).
Khởi nghĩa Phan Bá Vành (Thái Bình).
Khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang).
Khởi nghĩa Lam Sơn (Thanh Hoá).
4

Sau khi lên ngôi và lập ra nhà Hồ, Hồ Quý Ly đã tiếp tục

tổ chức kháng chiến chống quân Xiêm.
tổ chức kháng chiến chống quân Thanh
mở rộng lãnh thổ về phía Nam.
tiến hành cuộc cải cách sâu rộng.
5

Công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều đại nhà Hồ không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?

Văn hoá - giáo dục
Chính trị - quân sự.
Kinh tế - xã hội.

Thể thao - du lịch.

6

Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly tiến hành trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?

Nước Đại Việt lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
Nhà Trần đang trong giai đoạn phát triển thịnh đạt.
Giặc Tống sang xâm lược nước ta lần thứ nhất.
Chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đỉnh cao.
7

Về kinh tế - xã hội, nhằm hạn chế sự phát triển của chế độ sở hữu ruộng đất lớn trong các điền trang, thái ấp của quý tộc, Hồ Quý Ly đã

cho phát hành tiền giấy.
ban hành chính sách hạn điền.
cải cách chế độ giáo dục
thống nhất đơn vị đo lường.
13

Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của triều đại nhà Trần ở nửa sau thế kỉ XIV?

Đất nước bị quân Minh xâm lược, đô hộ và bóc lột về kinh tế
Nhà nước không quan tâm sản xuất, quan lại ăn chơi hưởng lạc
Chiến tranh giữa các phe phái quyền lực đối lập diễn ra liên miên
Nhà Trần tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược tốn kém.
14

Về kinh tế - xã hội, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly không đề cập đến nội dung nào sau đây?

Ban hành tiền giấy thay thế tiền đồng.
Hạn chế sở hữu ruộng tư của quý tộc
Thống nhất đơn vị đo lường cả nước
Chế tạo vũ khí, đóng thuyền chiến.
15

Về văn hóa - giáo dục, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly không đề cập đến nội dung nào sau đây?

Bắt tất cả các nhà sư phải hoàn tục
Chú trọng việc tổ chức các kì thi.
Khuyến khích sử dụng chữ Nôm.
Mở trường học ở các lộ, phủ, châu.
16

Để tăng cường khả năng bảo vệ đất nước, Hồ Quý Ly đã thực hiện biện pháp nào sau đây?

Gả các công chúa cho các tù trưởng miền núi.
Thi hành chính sách thần phục nhà Minh.
Tăng cường lực lượng quân đội chính quy.
Quan hệ hoà hiếu với Chăm-pa, Chân Lạp.
17

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cải cách Hồ Quý Ly cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV?

Bước đầu ổn định tình hình xã hội, củng cố tiềm lực đất nước
Là cuộc cải cách triệt để giúp đất nước vượt qua khủng hoảng.
Góp phần xây dựng nền văn hoá, giáo dục mang bản sắc dân tộc
Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về việc trị nước
18

Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng kết quả cuộc cải cách của Hồ Quý Ly cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV?

Góp phần nâng cao tiềm lực quốc phòng.
Giúp nông dân có thêm ruộng đất để sản xuất.
Văn hoá dân tộc, nhất là chữ Nôm được đề cao.
Giữ vững nền độc lập dài lâu cho dân tộc
19

Tình trạng nào sau đây thể hiện sự suy yếu về chính trị của nhà Trần nửa sau thế kỉ XIV?

Tầng lớp quý tộc suy thoái, xuất hiện các cuộc khởi nghĩa của nô lệ
Chính quyền địa phương khủng hoảng; hạn hán, mất mùa diễn ra thường xuyên
Quan hệ với Chăm – pa và nhà Minh căng thẳng, mất mùa diễn ra thường xuyên
Triều chính bị gian thần lũng đoạn, việc nước không còn được quan tâm
20

Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ được tiến hành

từ những năm 80 của thế kỉ XIV đến trước khi quân Minh xâm lược
từ những năm 70 của thế kỉ XIV đến trước khi quân Minh xâm lược
từ khi Hồ Quý Ly trở thành một đại thần đến khi ông qua đời
từ khi Hồ Quý Ly lên làm vua đến trước khi quân Minh xâm lược
21

Trong phương thức tuyển chọn quan lại, Hồ Quý Ly và nhà Hồ tăng cường

mở các khoa thi
bổ sung tầng lớp quý tộc
Thải hồi những người già yếu
Bổ sung những người khỏe mạnh
22

Hồ Quý Ly đã thực hiện chính sách nào sau đây trong lĩnh vực sở hữu ruộng đất?

Giảm thiểu sở hữu ruộng đất quy mô lớn của quý tộc
Tăng cường sở hữu ruộng đất quy mô lớn của quan lại
Hạn chế sở hữu ruộng đất quy mô lớn của tư nhân
Khuyến khích sử hữu ruộng đất của địa chủ và tư nhân
23

Trong lĩnh vực văn hóa, Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã

đề cao Nho giáo, hạn chế Phật giáo và Đạo giáo
Chủ trọng Nho giáo và Phật giáo, hạn chế Đạo giáo
Khuyến khích Phật giáo, hạn chế Nho giáo
Hạn chế Nho giáo và Phật giáo, đề cao Đạo giáo
24

Về mặt chính trị, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly đã đưa đến

sự xác lập bước đầu của thể chế quân chủ phong kiến
sự hình thành của chế độ quân chủ chuyên chế theo đường lối nhân trị
sự xác lập bước đầu của thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền theo đường lối pháp trị
sự phát triển đỉnh cao của thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền theo đường lối pháp trị
25

Nội dung nào sau đây trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly diễn ra trên lĩnh vực kinh tế?

In và phát hành tiền giấy.
Đặt thêm các đơn vị hành chính.
Ban hành hình luật mới.
Thải hồi những binh sĩ già yếu.
27

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV?

Kinh tế phát triển, đất nước thái bình, thịnh trị.
Nhà Trần khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
Kinh tế trì trệ, nạn mất mùa xảy ra liên tiếp.
Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.
28

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV?

Nhà Trần lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu trên nhiều lĩnh vực
Hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh bùng lên ở khắp mọi nơi.
Đất nước độc lập, tự chủ, kinh tế phát triển hơn so với giai đoạn trước
Đất nước có nhiều biến động song nền kinh tế vẫn tiếp tục phát triển.
29

Nội dung nào sau đây là một trong những cải cách về chính trị của Hồ Quý Ly và triều Hồ cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV?

Hạn chế gia nô, chủ gia nô chỉ được có một số nô tì nhất định
Hạn chế sự phát triển thái quá của Phật giáo và Đạo giáo.
Xóa bỏ tình trạng che giấu, gian dối về ruộng đất.
Thành lập nhiều cơ quan, đặt ra nhiều chức quan mới.
30

Nội dung nào sau đây là một trong những cải cách về xã hội của Hồ Quý Ly và triều Hồ cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV?

Sửa đổi nội dung các khoa thi.
Ban hành quy chế và hình luật mới.
Kiểm soát hộ tịch trên cả nước
Khuyến khích sử dụng chữ Nôm.
31

Ý nào sau đây không phải là nội dung cải cách trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục của Hồ Quý Ly và triều Hồ cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV?

Dịch sách từ chữ Nôm sang chữ Hán.
Chấn chỉnh lại chế độ thi cử, mở rộng việc học
Đề cao Nho giáo thực dụng, chống giáo điều.
Dùng chữ Nôm để chấn hưng văn hóa dân tộc
32

Nội dung nào sau đây là cải cách trên lĩnh vực quân sự - quốc phòng của Hồ Quý Ly và triều Hồ cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV?

Xây dựng phòng tuyến chống giặc trên sông Như Nguyệt.
Ban hành quy chế và hình luật mới của quốc gia
Cải tiến vũ khí, chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến.
Bố trí mai phục và đóng cọc gỗ trên sông Bạch Đằng.
34

Dưới triều Hồ, những tôn giáo nào bị suy giảm vai trò và vị trí so với các triều đại trước?

Nho giáo và đạo giáo.
Phật giáo và Đạo giáo.
Hin-đu giao và Hồi giáo.
Đạo Thiên chúa và Phật giáo.
37

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết quả cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV?

Vai trò, sức mạnh của nhà nước được tăng cường.
Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
Lĩnh vực quân đội, quốc phòng được củng cố.
Giúp Đại Việt thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược
39

Đọc đoạn tư liệu sau:

“Về văn hoá, tư tưởng, cải cách của Hồ Quý Ly thể hiện tinh thần phát huy văn hoá dân tộc, đề cao chữ Quốc ngữ (chữ Nôm), đồng thời bài bác tư tưởng các thánh hiền Trung Quốc mà gần như toàn thế giới nho sĩ bấy giờ vẫn coi là bất khả xâm phạm. Về giáo dục, nội dung cải cách thể hiện tinh thần yêu nước, tính đại chúng và gắn bó với cuộc sống.

(Phan Đăng Thanh - Trương Thị Hoà, Cải cách Hồ Quý Ly, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2012, tr.156)

Đoạn trích đề cập đến cải cách của Hồ Quý Ly trên tất cả mọi lĩnh vực
ĐúngSai
Cải cách về văn hóa, tư tưởng của Hồ Quý Ly thể hiện nhiều điểm tích cực, tiến bộ
ĐúngSai
Về chữ viết, Hồ Quý Ly đề cao và khuyến khích sử dụng chữ Hán, đồng thời vẫn cho phép người dân được sử dụng chữ Nôm trong sáng tác thơ văn
ĐúngSai
Một trong những ưu điểm trong cải cách của Hồ Quý Ly là nội dung giáo dục thể hiện tinh thần yêu nước, mang tính quần chúng sâu sắc
ĐúngSai
40

Đọc đoạn tư liệu sau:

“Năm 1397, tháng 6, xuống chiếu hạn chế danh điền (ruộng tư). Đại vương và trưởng công chúa thì số ruộng không hạn chế; đến thứ dân thì số ruộng là 10 mẫu. Người nào có nhiều nếu có tội, thì cho tùy ý được lấy ruộng để chuộc tội, bị biếm chức hay mất chức cũng được làm như vậy. Số ruộng thừa phải hiến cho nhà nước”

(Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt sử kí toàn thư, NXB Khoa học xã hội, HN, 1998, tr.291, 293)

Chính sách hạn điền của Hồ Quý Ly đã hạn chế sự phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất
ĐúngSai
Chính sách hạn điền được áp dụng với tất cả mọi đối tượng trong xã hội, kể cả Đại vương
ĐúngSai
Chính sách hạn điền chắc chắn sẽ vấp phải sự chống cự của quý tộc Trần và một bộ phận nông dân có ruộng tư
ĐúngSai
Với chính sách hạn điền, tùy theo chức vụ và cấp bậc, số lượng ruộng đất sở hữu của tư nhân sẽ ít dần đi
ĐúngSai
41

Đọc đoạn tư liệu sau:

Năm 1402, “Định lại các lệ thuế và tô ruộng. Triều trước mỗi mẫu thu 3 thăng thóc, nay thu 5 thăng. Bãi dâu triều trước thu mỗi mẫu 9 quan hoặc 7 quan tiền, nay thu hạng thượng đẳng mỗi mẫu 5 quan tiền giấy, hạng trung đẳng mỗi mẫu 4 quan tiền giấy, hạng hạ đẳng 3 quan tiền giấy. Tiền nộp hàng năm của đinh nam trước thu 3 quan, nay chiểu theo số ruộng, người nào chỉ có 5 sào ruộng thì thu 5 tiền giấy, từ 6 sào đến 1 mẫu thì thu 1 quan,…. Đinh nam không có ruộng và trẻ mồ côi, đàn bà góa, thì dẫu có ruộng cũng thôi không thu”

(Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt sử kí toàn thư, NXB Khoa học xã hội, HN, 1998, tr.203, 204)

Trong cải cách của mình, Hồ Quý Ly đã cho điều chỉnh thế khóa, tăng thuế ruộng, hạ thuế bãi dâu
ĐúngSai
Nội dung cải cách trên đã hạn chế đáng kể sở hữu ruộng đất quy mô lớn của tư nhân
ĐúngSai
Thể lệ thu thuế trong cải cách của Hồ Quý Ly được chia theo các hạng đất chứ không cào bằng như trước
ĐúngSai
Chính sách thu thuế của Hồ Quý Ly thể hiện sự nhân đạo và tiến bộ với một số đối tượng đặc biệt khó khăn trong xã hội
ĐúngSai
42

Đọc đoạn tư liệu sau:

“Năm 1401, mùa hạ, tháng 4, Hán Thương sai làm sổ hộ tịch trong cả nước,…. Biên hết vào sổ những nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên và lấy sổ hiện tại làm thực số, không cho phép người lưu vong mà vẫn biên tên trong sổ. Yết thị cho các phiên trấn hễ có người Kinh nào trú ngụ thì đuổi về nguyên quán…. Trước đây Quý Ly có lần nói với các quan: “làm thế nào để có được 100 vạn quân để chống giặc Bắc?” Đồng tri khu mật sứ Hoàng Hối Khanh dâng kế sách này.”

(Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt sử kí toàn thư, NXB Khoa học xã hội, HN, 1998, tr.201)

Đoạn trích đề cập đến cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng
ĐúngSai
Việc làm sổ hộ tịch trong cả nước đã chấn chỉnh tình trạng khai man hoặc ẩn lậu dân đinh ở làng xã
ĐúngSai
Chính sách cải cách trên đã giúp nhà Hồ có thể tuyển lựa quân với số lượng lớn
ĐúngSai
Việc làm sổ hộ tịch trong cả nước vừa phục vụ yêu cầu an sinh xã hội vừa phục vụ nhu cầu quốc phòng
ĐúngSai
43

Đọc đoạn tư liệu sau:

Năm 1397, Hồ Quý Ly cho xây thành Tây Đô (còn gọi là thành Nhà Hồ, thuộc Thanh Hóa ngày nay) rồi ép vua Trần dời đô về đây. Phía ngoài thành là hệ thống hào quy mô lớn kết hợp lũy tre gai dày đặc, Năm 1402, nhà Hồ đắp sửa đường sá từ thành Tây Đô đến Hóa Châu (Thừa Thiên Huế và phía Bắc Quảng Nam ngày nay). Năm 1405, nhà Hồ cho quân đóng cọc gỗ lớn ở cửa biển và những nơi xung yếu trên sông để phòng giặc, xây dựng hệ thống phòng thủ dài hàng trăm ki – lô – mét

(Sách Giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh diều, tr.64)

Đoạn trích đế cập đến một số hoạt động của nhà Hồ nhằm chấn chỉnh quốc phòng
ĐúngSai
Việc xây thành Tây Đô, đắp sửa đường sá của Hồ Quý Ly nhằm mục đích duy nhất là bảo vệ quyền lợi vương triều Hồ
ĐúngSai
Đoạn trích chủ yếu nhằm phê phán sự lộng quyền của Hồ Quý Ly về mặt quân đội, quốc phòng
ĐúngSai
Việc xây thành Tây Đô, đắp sửa đường sá, đóng cọc gỗ lớn ở cửa biển của Hồ Quý Ly xuất phát từ thực trạng đất nước đứng trước nguy cơ ngoại xâm
ĐúngSai
PHẦN 1
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
PHẦN 2
38
39
40
41
42
43
Đóng
Download đề thi
Download