
CÁC NHÓM CÂU HỎI TRONG PHẦN THI TƯ DUY ĐỊNH TÍNH VÀ HƯỚNG TƯ DUY
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. NHÓM CÂU HỎI KIỂM TRA NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
1. Câu hỏi đọc hiểu văn bản nghị luận
- Số lượng văn bản nghị luận xuất hiện trong chương trình Ngữ văn THPT khá lớn.Các văn bản này không chỉ cung cấp quan điểm, cách nhìn về những vấn đề nổi trội hoặc căn cốt của thời đại và con người, mà còn hình thành ở người học khả năng lập luận, triển khai mạch lạc, chắc chắn một vấn đề nào đó trong cuộc sống.
- Định hướng chương trình mới xây dựng năng lực đọc hiểu và kĩ năng viết văn bản nghị luận. Người học trên cơ sở tham chiếu văn bản nghị luận bắt buộc, sẽ tự tạo được thói quen đọc và viết được các văn bản nghị luận khác. Do đó, ngữ liệu văn bản nghị luận cần phong phú, đa dạng. Kinh nghiệm đọc hiểu được tạo lập dần qua sự tiếp xúc, trải nghiệm với nhiều văn bản.
- Các câu hỏi trong bài kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản nghị luận không nên tập trung nhiều vào phần nhận diện. Nếu có phần nhận diện, nên tạo ra những lựa chọn mà việc phân lập chúng khắt khe hơn, cẩn trọng hơn để kiểm tra được mức độ chắc chắn kiến thức. Các câu hỏi nên tập trung hơn phần thông hiểu và vận dụng, để thí sinh biết cách lí giải vấn đề và ứng dụng vấn đề trong thực tiễn.
- Mấu chốt của văn bản nghị luận là cách triển khai logic và chặt chẽ quan điểm của người viết. Phần nhận diện tập trung vào hình thức của văn bản, chẳng hạn như các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận, phong cách ngôn ngữ được sử dụng, hình thức trình bày văn bản... Phần thông hiểu sẽ nới rộng từ chủ đề của văn bản đến các văn bản khác, tìm mối quan hệ giữa cách lí giải của tác giả với các cách lí giải khác. Thí sinh cũng cần giải thích được một số thuật ngữ hoặc từ ngữ khó mà tác giả lấy đó làm chìa khóa quan điểm. Thí sinh cũng cần vận dụng để đánh giá, so sánh tính hữu ích của văn bản nghị luận hoặc phản biện lại văn bản nghị luận ấy. Bài kiểm tra đẩy sâu được tư duy và vận dụng thì tính phân loại càng cao.
2. Định dạng các câu hỏi thường gặp và hướng giải quyết
Xoay quanh văn bản nghị luận, có thể bao hàm nhiều kiểu câu hỏi đa dạng hơn so với đề tham khảo. Ngoài các câu hỏi nhận biết (đã nêu trên), đề thi có thể đặt ra câu hỏi thông hiểu: ý chính của đoạn trích, nội dung của đoạn trích; ý nghĩa/tác dụng/giá trị của việc sử dụng một phương tiện, thao tác lập luận nào đó (ví dụ: ý nghĩa của việc sử dụng số liệu, việc so sánh hai đối tượng có tác dụng gì...). Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và đề xuất hướng giải quyết.
2.1. Nhận diện/xác định phong cách ngôn ngữ
Thí sinh phải nắm chắc 6 phong cách ngôn ngữ (sinh hoạt, nghệ thuật, báo chi,chính luận, khoa học, hành chính công vụ) cùng đặc trưng và dấu hiệu nhân biết của từng phong cách. Với trường hợp ngữ liệu thuộc nhiều phong cách, việc nhận diện sẽ phức tạp hơn. Khi đó, cần xác định phong cách nào là rõ nét, dựa trên các đặc trưng căn cốt nhất.
2.2. Nhận diện/xác định thao tác lập luận chính
Trước hết, thí sinh cần nắm vững 6 thao tác lập luận phổ biến (giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh, bình luận) cùng dấu hiệu nhận biết của từng thao tác.
Với trường hợp ngữ liệu có sự nhập nhằng giữa hai thao tác hoặc kết hợp nhiều thao tác, việc nhận diện phải căn cứ xem thao tác nào là nổi trôi. Để nhận diện thao tác nào là chính, cần căn cứ vào lượng. Lúc này, thí sinh phải đọc kĩ ngữ liệu, tìm mối liên hệ giữa chủ đề và các đoạn, các câu triển khai. Thí sinh quan sát các lí lẽ và dẫn chứng, đọc kĩ từng chú thích và trích dẫn. Sự xuất hiện của kiểu câu văn, của hình thức diễn giải nào nhiều nhất, thì xác định đó là thao tác chủ chốt.
2.3. Nhận diện/xác định các phương thức biểu đạt chính
Nắm kĩ 6 phương thức biểu đạt (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính công vụ) cùng dấu hiệu nhận biết của từng phương thức là nền tảng đầu tiên mà học sinh cần trang bị.
Trong trường hợp ngữ liệu có nhiều phương thức biểu đạt, việc xác định nên dựa vào quan hệ bao chứa, mục đích chủ yếu của đoạn trích.
Ví dụ 1:
"Đó là lí do vì sao chúng ta phải công tâm khi lên tiếng về AIDS. Dè dặt, từ chối đối mặt với sự thật không mấy dễ chịu này, hoặc vội vàng phán xét đồng loại của mình, chúng ta sẽ không đạt được tiến độ hoàn thành các mục tiêu đề ra, thậm chí chúng ta còn bị chậm hơn, nếu sự kì thị và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục diễn ra đối với những người bị HIV/AIDS. Hãy đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức rào ngăn cách giữa "chúng ta" và "họ". Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết."
(Cô-phi An-nan, Thông điệp nhân ngày thế giới phong chống AlIDS, 1–12-2003,NXB Giáo dục Việt Nam, Ngữ văn 12, tập một)
Đoạn trích có phương thức biểu cảm rất đậm đặc nhưng phương thức chính bao chứa phải là nghị luận (bàn bạc, đưa ra quan điểm: phải công khai khi lên tiếng về AIDS).
Ví dụ 2:
"Vào dịp kỉ niệm ngày sinh của Pu-skin, các nhà văn lớn nước Nga được mời đọc những diễn văn tưởng niệm. Tuộc-ghe-nhép, người thân phương Tây, kẻ tình địch suốt đời cướp mất vinh quang của Đô-xtôi-ép-xki, đọc trước tiên. Một sư đón nhân khả ái, nhưng hơi lạnh nhạt. Ngày hôm sau, người ta nhường lời cho Đô-xtôi-épxki. Trong niềm ngất ngây của quỷ dữ, ông vung lời như sấm sét. Với một sự thành kính xuất thần, bằng giọng nói trầm, khàn, ông báo trước sử mệnh thiêng liêng của sự tổng hòa giải nước Nga. Như bị hạ gục, đám đồng quý xuống; căn phòng rung
lên trong sự bùng nổ của hoạn hỉ; các bà hôn bàn tay ông, một sinh viên ngất xỉu dưới chân ông.
Tất cả những diễn giả khác từ chối không nói nữa. Sự hứng khởi thật không giới hạn: một vòng hào quang chói lọi bao quanh cái đầu của người bị hành khổ này."
(Stê-phan Xvai-gơ, Đô-xtôi-ép-xki, NXB Giáo dục Việt Nam, Ngữ văn 12, tập một, 2014)
Đoạn trích có 4 phương thức biểu đạt: tự sự (kể lại sự kiện vào dịp ngày sinh Pushkin với trình tự thời gian rõ ràng “Ngày hôm sau"); miêu tả (thái độ đón nhận những bài diễn văn “khả ái, nhưng hơi lạnh nhạt"; “đám đông quỳ xuống; căn phòng el rung lên trong sự bùng nổ hoan hỉ" ...); biểu cảm (bộc lộ cảm xúc hào hứng, ngưỡng e mộ khi nói về việc Đô-xtôi-ép-xki đọc diễn văn “ông vùng lời như sấm sét"); nghị luận (bàn bạc, thể hiện quan điểm về cuộc đời và sự nghiệp của Đô-xtôi-ép-xki). Thông qua việc tái hiện một sự kiện, tác giả nhấn manh cách nhìn nhận của mình về cuộc đời, con người Đô-xtôi-ép-xki: sự vĩ đại. Do đó, phương thức biểu đạt chính là nghị luận.
2.4. Nhận diện/xác định qui tắc trình bày/kiểu đoạn văn/cách triển khai nội dung đoạn văn/cách trình bày đoạn văn
Củng cố kiến thức về 5 kiểu đoạn văn phổ biến (diễn dịch, quy nạp, tổng - phân -hợp, song hành, móc xích) là việc đầu tiên cần làm để giải quyết câu hỏi dạng này.
Mỗi quy tắc trình bày thường được nhận diện dựa trên vị trí của câu/nhóm câu chứa chủ đề: đầu (diễn dịch), cuối (quy nạp), đầu và cuối (tổng - phân - hợp).
Riêng song hành và móc xích là hai dạng tương đối khó xác định. Dấu hiệu đặc trưng của song iò hành là các ý/câu được trình bày song song, không có chính phụ mà tương đương si nhau về vai trò, ý nghĩa chung của đoạn được tổng hợp từ toàn bộ các câu/ý thành phần. Dấu hiệu đặc trưng của móc xích là các ý/câu gối nối lên nhau, thể hiện cụ thể qua việc lặp lại ở câu sau một số từ ngữ của câu trước.
2.5. Thông hiểu nội dung/ý chính/chủ đề của đoạn trích
Một đoạn trích tạo nên từ nhiều đoạn văn hoặc một đoạn văn. Một đoạn văn gồm nhiều câu văn. Theo đó, muốn hiểu nội dung của một đoạn trích cần đi từ nội dung của mỗi đoạn văn/câu văn và mối quan hệ giữa các đoạn văn/câu văn đó (diễn dịch/qui nạp/tổng- phân – hợp/song hành/móc xích).
II. NHÓM CÂU HỎI KIỂM TRA NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN
1. Câu hỏi đọc hiểu văn bản thông tin
- Văn bản thông tin được viết để truyền đạt thông tin, kiến thức, chuyển hoá thành trị thức cá nhân và sử dụng luôn trong học tập, đời sống, tích luỹ cho mai sau. Văn bản thông tin bao giờ cũng trình bày thông tin, tri thúức một cách khách quan,không hư cấu; cung cấp một cách hệ thống, chi tiết những thông tin về đối tượng, giúp người đọc hiểu được vấn đề, biết phân loại và sử dụng thông tin.
- Trong văn bản thông tin, tác giả sử dụng những cách thức, phương tiện diễn in đạt, lập luận để giúp người đọc trong việc kiếm tìm thông tin một cách nhanh chóng, mạch lạc, hiệu quả. Đó có thế là một bảng nội dung, một chỉ số; chữ in đậm hoặc in nghiêng hoặc gạch chân; có hệ thống chú giải, trích dẫn và nguồn thư mục tham khảo; có định nghĩa từ chuyên ngành; có minh hoạ, biểu đồ, hình ảnh... nhằm tường minh hoá nội dung thông tin về đối tượng. Văn bản thông tin phổ biến bậc nhất trong đời sống con người vì thế mà học sinh cần có kĩ năng đọc hiểu văn bản ấy trong thực tiễn. Văn bản thông tin bao gồm các thể loại như văn bản nghị luận, tài liệu chuyên ngành, luận văn, luận án, diễn văn, ý kiến đánh giá, văn bản khoa học,...
- Hiểu một văn bản thông tin có thể diễn ra ở nhiều cấp độ nhận thức của người đọc: nắm bắt được thông tin ý nghĩa của từ ngữ trong văn bản, biết tóm lược nội dung cơ bản, hiểu cấu trúc văn bản; hiểu phương thức biểu đạt, đề tài văn bản. Ở cấp độ cao hơn, người hiểu văn bản thông tin không chỉ ghi nhớ nội dung mà còn biết giải thích vì sao sản sinh ra thông tin đó, phân loại, so sánh, đối chiếu để tư duy phản biện thông tin, hiểu được nghĩa hàm ẩn trong văn bản để phản hồi thái độ, tư tưởng, tình cảm với văn bản. Từ đó, người đọc tiến tới cấp độ cao hơn là có
thể sáng tạo ra văn bản thông tin mới với lượng thông tin có chất lượng cao hơn, có thể ứng dụng được vào cuộc sống.
- Do đó, bài thi đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản thông tin cần xây dựng một cách hệ thống các mức độ kiểm tra. Cũng như văn bản nghị luận, việc hiểu văn bản thông tin nên được đẩy sâu hơn câu hỏi thông hiểu và vận dụng. Thí sinh cần huy động được những kiến thức đã học về nội dung và hình thức của văn bản, biết đối chiếu, liên hệ để đánh giá và xâu chuỗi vấn đề. Sau đây là một ví dụ có thể sử dụng để tạo lập câu hỏi cho một đoạn ngữ liệu văn bản thông tin:
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
- Nhận diện phép lập luận văn bản.
Nhân biết được phong cách ngôn ngữ.
- Tìm từ thích hợp trong đoạn trích để giải nghĩa được từ gạch chân.
- Giải thích hàm ý của câu văn hoặc đoạn văn.
- Thu thập, phân loại thông tin, tìm ra ý không chính xác.
- Tìm được ngữ liệu liên hệ mà đề bài muốn hỏi, phân loại và tìm ý.
- Tìm từ đồng nghĩa, tìm cụm từ thay thế.
- Đọc hiểu và rút ra luận điểm bao trùm văn bản từ thông tin thu thập.
- Đồng tình hoặc phản đối với thông tin trong văn bản và đưa ra lí do.
2. Định dạng các câu hỏi thường gặp và hướng giải quyết
Trong việc đánh giá định tính năng lực tư duy ngôn ngữ học sinh trung học phố thông, câu hỏi đọc hiểu văn bản thông tin chiếm một lượng đáng kể. Nhấn manh lại rằng, cách thức đặt câu hỏi vô cùng đa dạng về thể loại, trích nguồn từ trong sách giáo khoa và cuộc sống, từ cả văn bản thông tin được đọc chính cũng như đọc thêm,... Có thể thấy, các đề thi hiện tại yêu cầu về các mức độ kĩ năng đọc hiểu nhận biết - thông hiểu – vận dụng thấp chiếm đa số và tương đối đồng đều về số lượng, chỉ có khoảng 02 câu hỏi vận dụng cao. Đề thi đưa ra yêu cầu tương đối phù hợp với mức độ tri thức và kĩ năng đọc hiểu văn bản thông tin của học sinh hoàn thành bậc trung học phổ thông, dùng tri thức sẵn có để hiểu các văn bản thông tin trong chương trình, từ kĩ năng vận dụng và đọc hiểu các văn bản thông tin trong cuộc sống. Dựa trên thực tế các đề hiện hành, thí sinh có thể vận dụng những gợi ý sau để giải quyết:
- Thứ nhất, trong hệ thống câu hỏi đề thi đặt ra, có một số lượng đáng kể các câu hỏi về nhận biết đặc điểm văn bản. Do đó, người học cần nắm chắc kiến thức về làm văn đã được học trong nhà trường phổ thông như: phong cách ngôn ngữ văn bản (dạng thức tồn tại, tính chất, khái niệm), thao tác lập luận (khái niệm, cách thức), phương thức biểu đạt, phương thức lập luận, cách xác định câu chủ đề, cách xác định đề tài,... Đây là những kĩ năng bắt buộc cũng là nền tảng công cụ để có thể tháo gỡ, phân tích thông tin và lĩnh hội, vận dụng tri thức trong văn bản. Để
học tốt phần này, người học nên hệ thống hoá thành bảng biểu để nắm bắt kiến thức một cách chính xác, nhanh gọn.
- Thứ hai, với dạng bài thông hiểu, cần đọc kĩ câu hỏi và xác định các ý hỏi được đặt ra. Thao tác này đảm bảo người làm không bỏ sót yêu cầu của đề bài, từ đó dò tìm trong ngữ liệu một cách cẩn thận, kĩ lưỡng để lọc ra dẫn chứng phù hợp nhất làm câu trả lời. Cuối cùng, đối chiếu kết quả lọc được với bốn phương án đề bài đặt ra và chọn đáp án có độ chính xác cao nhất.
- Thứ ba, với dạng bài vận dụng, đề bài không chỉ yêu cầu tìm dẫn chứng mà còn đỏi hỏi thao tác giải nghĩa, xâu chuỗi thông tin trong bài với hiểu biết thực tế, vận dụng kiến thức về ngữ nghĩa và phong cách để suy luận, bác bỏ thông tin không chính xác,... Với mức độ đọc hiểu này, người đọc cần luyện tập áp dụng kiến thức tiếng Việt về hàm ý, biện pháp tu từ, thao tác lập luận để đọc các văn bản thông tin từ mức độ dễ đến khó. Khi đọc, có thể tự luyện tập bằng cách đặt ra các câu hỏi vận dụng: văn bản gồm mấy luận điểm? Văn bản trình bày diễn dịch hay quy nạp hay tổng – phân – hợp? Căn cứ vào những thông tin nào đã trình bày trong văn bản mà tác giả đưa ra kết luận như vậy? Câu văn nào sử dụng liên kết theo phép đối hay phép tăng cấp? Từ ngữ nào được hiểu theo nghĩa đặc biệt và lí do tại sao? Câu văn hay đoạn trích làm ta nhớ tới những văn bản nào hoặc tri thức nào đã học hoặc biết trong cuộc sống? Lập luận nào bất hợp lí hay không và tại sao?... Những câu hỏi này cũng là những thao tác tư duy ngôn ngữ cơ bản luôn cần phải rèn luyện trong cuộc sống để có thể học tập và làm việc. Việc đọc tốt một văn bản tư duy có
thể giúp người học nhìn mọi thông tin thật sáng tỏ, biết cách đặt thông tin trong một thời điểm vào một hệ thống để xem xét, phân tích và phân loại một cách thấu đáo, rõ ràng, hiệu quả.
III. NHÓM CÂU HỎI KIẾM TRA NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
1. Văn bản văn học và một số lưu ý chung khi đọc hiểu văn bản văn học
- Văn bản văn học là các văn bản ngôn từ mà trong đó ngôn từ được sử dụng một ga cách nghệ thuật.
Về cơ bản, văn bản văn học có những đặc trưng cơ bản sau đây:
- Ngôn từ của văn bản văn học là ngôn từ có tính chất hư cấu, có tính biểu tượng và đa nghĩa, giàu tính nghệ thuật và tính thẩm mĩ.
- Hình tượng văn học là phương tiện giao tiếp đặc biệt giúp tác giả văn bản thế hiện quan niệm của mình về cuộc sống và con người. Các yếu tố đề tài, chủ đề, cảm hứng, tính chất thẩm mĩ, triết lí nhân sinh trong văn bản văn học chính là các lớp ý nghĩa của văn bản văn học. Chúng là kết quả của quá trình giải mã văn bản từ một phông nền văn hóa riêng của mỗi người, vậy nên có thể không đồng nhất với nhau.
- Mỗi văn bản văn học mang đậm cá tính sáng tạo của người tạo lập nên văn bản. Cá tính sáng tạo của tác giả làm nên sự đa dạng và riêng biệt cho văn bản văn học,
thỏa mãn nhu cầu thưởng thức của người đọc.
Đọc hiểu văn bản văn học là quá trình người đọc giải mã các đặc điểm về hình thức, nội dung của văn bản để từ đó khái quát được ý nghĩa tư tưởng, nghệ thuật của văn bản, cao hơn là thưởng thức và đồng sáng tạo cùng tác giả. Về cơ bản, quá trình đọc tác phẩm văn học thường diễn ra qua các bước cụ thể sau đây:
+ Bước 1: Đọc - hiểu ngôn từ.
+ Bước 2: Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật.
+ Bước 3: Đọc - hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả.
+Bước 4: Đọc – hiểu và thưởng thức văn bản văn học.
2. Định dạng câu hỏi thường gặp và hướng giải quyết
2.1 . Câu hỏi kiến thức tổng quát ( về nguồn gốc , hoàn cảnh , giai đoạn sáng tác của văn bản )
Đây là dạng câu hỏi xuất hiện trong đề thi ĐGNL như là một hình thức kiểm tra những kiến thức sơ giản về văn bản văn học . Để làm tốt dạng câu hỏi này , thí sinh nên đọc kĩ lại các văn bản văn học đã được cung cấp trong chương trình Ngữ văn THPT và quan tâm hơn đến một số tác giả , tác phẩm , hiện tượng phổ biến trong đời sống văn học . Thí sinh cần biết quy chiếu tác phẩm vào khung không gian, thời đại , biết được nguồn gốc sáng tác và nắm bắt được thông tin chính của văn bản bản qua việc việc đọc khái quát .
Ví dụ :
Đẻ đất đẻ nước là sử thi của dân tộc nào?
A. Tày
B. Mường
C. Ê - đê
D. Mơ - nông
Ví dụ : Mèo mả gà đồng là :
A. Thành ngữ
B. Tục ngữ
C. Câu đố
D. Thần thoại
Ví dụ : “ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ / Mặt
trời chân lí chói qua tim ” ( Từ ấy , Tố Hữu ) thuộc dòng thơ :
A. Dân gian
B. Trung đại
C. Thơ mới
D. Cách mạng
Ví dụ : “ Anh dắt em qua cầu / Cởi áo đưa cho nhau / Nhớ về nhà dối mẹ / Gió
bay về còn đâu ” ( Làng qua họ , Nguyễn Phan Hách ) thuộc dòng thơ :
A. Dân gian
B. Trung đại
C. Thơ mới
D. Thơ hiện đại
Ví dụ : Tê - lê - mác là nhân vật trong đoạn
trích nào ?
A. “ Uy - lit - xơ trở về ” ( trích Sử thi Ô - đi - xê ) .
B. “ Ra - ma buộc tội ” ( trích Sử thi Ra - ma - ya - na ) .
C. “ Đẻ đất đẻ nước ” ( trích Sử thi Đẻ đất đẻ nước ) .
D. " Chiến thắng Mtao Mxây ” ( trích Sử thi Đăm Săn ) .
2.2 . Câu hỏi về thể loại
Đây là dạng câu hỏi có thể giải quyết bằng cách huy động kiến thức cơ bản về tác phẩm đã được học trong chương trình hoặc hiểu biết tự thân về thể loại .
Ví dụ : “ Thuở trời đất nổi cơn gió bụi / Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên / Xanh kia thắm 11 thẳm từng trên / Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ” (Chinh phụ ngâm , Đặng Trần Côn sử Đoàn Thị Điểm ) . Đoạn thơ trên viết theo thể thơ :
A. Lục bát
B. Ngũ ngôn
C. Song thất lục bát
D. Tự do
2.3 . Câu hỏi điền khuyết
Để làm dạng câu hỏi này, thí sinh có thể dựa vào kiến thức cơ bản đã nắm về văn bản văn học đã được học hoặc vận dụng kiến thức về luật thơ , ngữ nghĩa – ngữ dụng để chọn từ ngữ điền khuyết phù hợp .
Ví dụ :
Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “ Trăng quầng thì hạn , trăng ... thì mưa”.
B. Sáng
D. Tán
Α . Τό
C. Mo
Ví dụ : Điền vào chỗ trống trong câu thơ " Đưa người ta không đưa qua sông /
Sao có tiếng ở ấy trong lòng ” ( Tổng biệt hành , Thâm Tâm )
A.Khóc
B. Gió
C . Sóng
D. Hát
2.4 . Câu hỏi về ý nghĩa từ ngữ
Đây là dạng câu hỏi lấy một từ , ngữ từ trong văn bản văn học để hỏi về ý nghĩa của từ ngữ đó . Khi làm dạng câu hỏi này, ngoài việc hiểu biết về ý nghĩa vốn có của từ ngữ , cần đặt chúng trong mối quan hệ nội tại với tác phẩm để cắt nghĩa , khái quát ý nghĩa .
Ví dụ :
... Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá , bạc như vôi
( Mời trầu , Hồ Xuân Hương )
Từ “ lại ” trong câu thơ trên có nghĩa là :
A. Sự lặp lại một thuộc tính , hành động , sự kiện , thuộc tính .
B. Sự di chuyển , đi lại , tăng khoảng cách .
C. Sự phù hợp về mục đích , kết quả hay về tính chất của hai hiện tượng hai hành
động .
D. Sự hướng tâm , thu hẹp khoảng cách về thể tích , không gian .
Ví dụ : Từ “ quạu đeo ” ở dòng thứ 2 trong đoạn văn thứ 2 có nghĩa là
A. bi luy .
B . hạnh phúc .
C. vau có .
D. vô cảm .
Ví dụ : Trong đoạn văn thứ 3 ( trích Yêu người ngóng núi , Nguyễn Ngọc Tư - chú thích của NBS ) , “ mối tình đầu ” của “ anh ” là
A. thành phố .
B. thị trấn trong sương .
C. vùng rơm rạ thanh bình , hồn hậu
D. làng chài ven biển .
Ví dụ :
Kìa ai tỉnh , kìa ai say
Kìa ai ghẹo nguyệt giữa ban ngày .
Khoan khoan xin hãy dừng tay lại
Chớ mó hang hùm nữa mất tay
( Xướng họa với quan Tế tửu họ Phạm – bài 2 , Hồ Xuân Hương )
Hành động " ghẹo nguyệt ” của nhân vật trữ tình trong bài thơ trên có ý nghĩa gì ?
A. Trêu chọc mặt trăng .
B. Trêu chọc người con gái đẹp .
C. Trêu chọc người con gái hung dữ .
D. Trêu chọc con hùm trong hang .
2.5 . Câu hỏi về biện pháp nghệ thuật / biện pháp tu từ
Đây là dạng câu hỏi đòi hỏi người đọc đơn thuần nhận biết biện pháp nghệ thuật /biện pháp tu từ hoặc vận dụng kiến thức về biện pháp nghệ thuật / biện pháp tu từ để cắt nghĩa ý nghĩa nội dung , tư tưởng của văn bản văn học . Để làm tốt câu hỏi 1 này , thí sinh cần nắm vững kiến thức về biện pháp tu từ , các đặc trưng về từ vựng - ngữ nghĩa – ngữ pháp của các yếu tố ngôn ngữ để có thể cắt nghĩa và lí giải chúng khi đặt trong kết cấu nội tại của văn bản .
Ví dụ :
Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng
Nách tường bông liễu bay sang láng giềng
( Truyện Kiều , Nguyễn Du )
Từ nào trong câu thơ trên dùng với nghĩa chuyển ?
A. bông liễu .
B. nách tường
C. láng giềng .
D. oanh vàng
Ví dụ :
Gió bấc thổi về tim bỗng lạnh
Ngoài kia mây nước khóc gì nhau
Bỗng thương , bỗng nhớ từ đâu lại
Hồn lắng nghe im khúc nhạc sầu
( Trở rét , Quang Dũng )
Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ trên ?
A. So sánh , nhân hóa .
B. Nhân hóa , câu hỏi tu từ .
C. Điệp ngữ , hoán dụ .
D. Nói quá , ẩn dụ .
Ví dụ : Cách ngắt nhịp trong hai câu thơ sau mang lại
hiệu quả nghệ thuật gì ?
Người lên ngựa / kẻ chia bào
Rừng phong thu / đã nhuộm màu quan san
( Trích Truyện Kiều , Nguyễn Du )
A. Miêu tả cảnh Thúc Sinh chia tay với Thúy Kiều .
B. Miêu tả hình ảnh Thúy Kiều chia tay với Thúc Sinh .
C. Miêu tả cảnh sắc thiên nhiên khi Thúy Kiều – Thúc Sinh chia tay nhau .
D. Diễn tả khoảnh khắc chia lìa đôi ngả giữa Thúc Sinh và Thúy Kiều .
Ví dụ : Câu hỏi về điểm nhìn, ngôi kể đối với văn bản truyện
Với dạng câu hỏi này, thí sinh cần nắm được lí thuyết về ngôi kể, điểm nhìn , biết cách ứng dụng vào văn bản để tìm đúng . Quan trọng hơn , thí sinh phải hiểu ý nghĩa của việc sử dụng ngôi kể , điểm nhìn đó . Ví dụ: ngôi kể thứ 3 tăng tính khách quan; ngôi kể thứ nhất nhấn mạnh tính trải nghiệm chân thật. Điểm nhìn bên ngoài quang hình thức, biểu hiện vẻ ngoài, hoặc những đoán xét từ “kẻ khác”; điểm nhìn bên trong soi chiếu phần nội tâm khuất lấp , ẩn kín ...
Ví dụ : điểm nhìn bên trong ở các đoạn đổi thoại nội tâm của Mị ( Vợ chồng A Phủ ) cho thấy những khổ đau đến mức tê liệt thể xác và tinh thần . Có đoạn lại làm nổi bật những khát
vọng mãnh liệt, nồng nàn không bao giờ bị tiêu diệt .
Ví dụ : Câu hỏi về đặc điểm nhân vật
Thí sinh cần nắm vững đặc điểm của nhân vật , những khúc rẽ tâm lí của nhân vật để trả lời đúng . Đối với văn xuôi , đặc điểm nhân vật thường được bộc lộc qua
ngôn ngữ , hành động , mối quan hệ với các nhân vật khác . Đối với thơ ca , đặc điểm nhân vật trữ tình gắn với sự vận động của cảm xúc . Thí sinh quan sát kĩ ngữ liệu mà nhân vật xuất hiện , tìm những từ ngữ miêu tả nhân vật , điểm nhìn và ngôi kể , đặt trong quan hệ chỉnh thể ( những kiến thức khái quát đã có về nhân vật ) để xác định đúng nhất tính cách hoặc diễn biến tâm trạng của nhân vật .
Ví dụ : Câu hỏi về nội dung / tư tưởng / chủ đề
Đây là nhóm câu hỏi thuộc mức độ vận dụng cao đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức tổng hợp về tác giả , thể loại , ngôn từ ... để có thể chọn được đáp án chính xác . Ngoài ra , thí sinh cũng cần lưu ý việc tìm sự tương hợp trong từ khóa trong câu hỏi và từ khóa trong câu trả lời để làm căn cứ bổ trợ hữu hiệu cho việc tìm ra đáp án
Ví dụ :
Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng , măng mai để già
( Việt Bắc , Tố Hữu )
Câu nào dưới đây nêu không đúng nội dung của hai câu thơ trên ?
A. Nỗi nhớ trào dâng trong tâm hồn người ở lại bao trùm cả không gian núi rừng
B. Thiên nhiên Việt Bắc dường như cũng có linh hồn , thơ thần , ngơ ngẩn nhung nhớ người đi .
C. Thiên nhiên Việt Bắc hoang vu , thơ mộng nhưng cũng phong phú , đa dạng các sản vật .
D. Tình cảm gắn bó của đồng bào Việt Bắc dành cho cán bộ kháng chiến .
Ví dụ : Chủ đề chính của đoạn văn
( trích Yêu người ngóng núi , Nguyễn Ngọc Tư – chú thích của NBS ) trên là gì ?
A. Nỗi nhớ quê của kẻ tha hương .
B. Sự cưu mang của mảnh đất Sài Gòn .
C. Niềm chán ghét khi phải tha phương cầu thực của người xa quê .
D. Người chồng bạc bẽo .
Ví dụ :
Một mai , một cuốc , một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại , ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn , người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc đông ăn giá thi
Xuân tắm hồ sen , hạ tắm ao
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
( Nhàn , Nguyễn Bỉnh Khiêm )
Quan niệm nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không mang nội dung nào ?
A. Sống nhàn hạ , tránh vất vả về mặt thể xác
B. Tránh xa vòng danh lợi , giữ cốt cách thanh cao .
C. Sống hòa hợp với thiên nhiên .
D. Sống đạm bạc , giữ sự tự tại về tâm hồn .
IV . NHÓM CÂU HỎI KIỂM TRA NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT
Để kiểm tra năng lực Tiếng Việt , các câu hỏi thường tập trung vào một số dạng có khả năng đánh thức tư duy của thí sinh .
1. Tìm từ khác loại với những từ còn lại
Ví dụ 1 : Tìm từ khác loại với những từ còn lại ?
A. Đồng chí
B. Đồng đội
C. Đồng ngũ
D. Đồng tình
Đáp án : D. Giải thích cách chọn đáp án : Đáp án A , B , C dùng để chỉ quan hệ giữa những người lính . Chỉ có đáp án D là nói về việc cùng nhất trí , có tình cảm , suy nghĩ giống nhau về một việc , một điều gì đó .
Ví dụ 2 : Tìm từ khác loại với những từ còn lại ?
A. Đo đỏ
B. Đom đóm
C. Đậm đà
D. Đều đặn
Đáp án : B. Giải thích cách chọn đáp án : Các đáp án A , C , D là từ láy ; chỉ có đáp án B không phải là từ láy .
Từ khác loại có thể là khác về cấu tạo , có thể khác về ý nghĩa . Vì vậy , thí sinh cần :
- Nắm vững đặc điểm cấu tạo của từ ( tập trung từ láy , từ Hán Việt , từ ghép chính phụ từ ghép đẳng lập ) .
- Nắm vững nghĩa của từ ( tập trung trường nghĩa mà từ biểu thị , nghĩa đen , nghĩa bóng )
2. Xác định lỗi chính tả.
Ví dụ : Trong những từ sau , từ nào viết sai chính tả ?
B. Ráo riết
C. Xác xơ
D. Xuất xứ
A. Trong trẽo
Đáp án : A. Trong trẽo
- Cần nắm vững quy tắc chính tả Tiếng Việt : viết đúng dấu câu , phụ âm đầu , phụ âm cuối .
- Dùng phương án lắp ghép / thử sai để chọn đúng lỗi : ghép từ vào một câu văn nhất định , lựa chọn , so sánh hai từ tương đương để huy động kinh nghiệm từ việc nói và đọc , từ đó chọn được phương án đúng theo yêu cầu đề .
- Cần hiểu biết về từ địa phương , khẩu ngữ .
- Có ý thức rèn luyện phát âm và chữ viết để sử dụng đúng chính tả .
3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống
A. điểm yếu
B. nhược điểm
C. thiết yếu
D. yếu điểm
Ví dụ : Căn cứ này quan trọng nhất . Chúng ta cần bảo vệ ... quân sự này ,
Đáp án : D .
- Cần đọc kĩ câu văn / đoạn văn có chứa chỗ trống .
- Xác định văn cảnh / ngữ cảnh của câu văn để loại trừ dần các phương án .
- Quan sát đáp án để nhận ra đặc điểm của từ cần điền .
- Đọc kĩ từng phương án cần điền , giải nghĩa từ , xem xét cấu tạo từ để chọn ra từ thích hợp nhất .
- Đối với đoạn văn cần điền 02 từ / cụm từ trở lên , cần nhìn thấy mối quan hệ giữa hai từ / cụm từ đó và xác định rõ liên kết ý , liên kết hình thức của câu hoặc đoạn chứa các từ cần điền .
4. Tìm từ đồng nghĩa với từ cho sẵn .
Ví dụ : Từ nào đồng nghĩa với từ " lác đác ” trong câu thơ “ Lác đác bên sông chợ
mấy nhà ” ( Qua đèo Ngang , Bà huyện Thanh Quan ) ?
A. San sát
B. Hiu hắt
C. Thưa thớt
D. Thoang thoảng
Đáp án : C
- Xác định đúng nghĩa của từ cho sẵn .
- Đọc và xác định nghĩa của các từ được cho trong phần đáp án . Dựa trên hiểu biết về nghĩa của từ và dùng phương án loại trừ để tìm được đáp án đúng nhất .
5. Xác định các phép liên kết hình thức được sử dụng trong văn bản .
Ví dụ : Ý nào sau đây nêu đúng các phép liên kết hình thức được sử dụng trong văn bản sau :
“Nền tảng của một công dân trẻ toàn cầu là ý thức về bản thân , dân tộc và đất nước mình . Trong một thế giới ngày càng mở, mỗi cá nhân cần rèn luyện khả năng tư duy để trở thành một công dân toàn cầu . Các kĩ năng này bao gồm khuyến khích sự tự tin , lòng tự trọng , kĩ năng tư duy phản biện , giao tiếp , hợp tác và giải quyết khủng hoảng . Ngoài ra, cũng cần đào tạo cho lớp trẻ khả năng trình bày quan điểm của mình cũng như biết lắng nghe ý kiến của người khác . Đó chính là cách thức rất tốt để chúng ta nhanh chóng thích nghi khi làm việc ở nơi chốn mới ,
tiếp nhận nền văn hóa mới…”
( Trích Công dân toàn cầu mang bản sắc Việt , Phan Thị Thùy Trâm , theo www.nhandan.com.vn , 29/3/2016 )
A. Phép lặp và phép nối .
B. Phép liên tưởng và phép lặp .
B. Phép liên tưởng và phép thế .
D. Phép thế và phép nối .
Đáp án : D
- Cần nắm chắc lí thuyết về các phép liên kết hình thức câu / đoạn .
- Xác định sự liên kết giữa 2 câu / đoạn có tính chất liền kề .
- Tập trung vào các yếu tố liên kết dễ nhận diện trước ( lặp , nối ) , các yếu tố liên kết khó nhận diện ( từ đồng nghĩa , trái nghĩa , thể ) làm sau .
- Tránh nhầm lẫn giữa phép liên kết lặp và biện pháp tu từ điệp .
6. Xác định một từ / cụm từ SAI về ngữ pháp / hoặc ngữ nghĩa / logic / phong cách
Ví dụ : Xác định một từ / cụm từ SAI về ngữ pháp / hoặc ngữ nghĩa / logic / phong cách
Những thói quen tốt , cho dù rất nhỏ song cũng có thể thiết lập cho trẻ một nhân cách đẹp và tâm hồn nhạy cảm .
A. thói quen .
B. cho dù .
C. thiết lập .
D. nhạy cảm .
Đáp án : C
- Tập trung vào những từ / cụm từ được gạch chân trong đề ra , xem xét mối quan hệ về ngữ pháp / ngữ nghĩa / logic / phong cách với các yếu tố ngôn ngữ xung quanh .
- Cần sử dụng phương pháp loại trừ để khoanh vùng những từ / cụm từ sai
- Lưu ý những vấn đề thường hay ra : sai về cấu trúc ngữ pháp , về logic ( trình tự trước - sau , mối quan hệ nguyên nhân – kết quả ...)
Mọi người đều đọc

Review bài thi đánh giá năng lực HSA 2025 đợt 501
17/3/2025
Bài viết tổng hợp các review, nhận xét của các thí sinh sau khi thi bài thi đánh giá năng lực HSA 2025 đợt 1. Bài viết được tổng hợp nhiều nguồn, các bạn có thể tham khảo nhé.

Phân biệt Thành ngữ,tục ngữ,ca dao kèm theo ví dụ
21/2/2025
Tài liệu luyện thi ĐGNL HSA-Tư duy định tính-Ngôn ngữ Văn học