
1.SO SÁNH THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ
| Thành ngữ | Tục ngữ |
Điểm giống | + Có phần giống nhau về hình thức cấu tạo là từ, có thể là từ đơn, từ ghép hoặc từ phức. + Đều là những tổ hợp từ cố định, kết hợp với nhau theo một cấu trúc chặt chẽ, có thể có vần điệu và đối xứng nhau. + Có ý nghĩa để giáo dục, dạy cách làm người.
| |
Điểm khác | + Thành ngữ có thể là tục ngữ, còn tục ngữ không thể xem là thành ngữ được.
+ còn thành ngữ có thể là 1 cụm từ, nhiều thành ngữ không phải là câu hoàn chỉnh.
+ Thành ngữ là những cụm từ cố định.
+ Thành ngữ là các khái niệm, có nghĩa chung, có thể hơi mơ hồ và suy ra nhiều nghĩa khác nhau.
+ Với câu kép thì thành ngữ nếu tách riêng ra thì mỗi câu không có nghĩa cụ thể, phải đi chung với nhau. |
+ Tục ngữ là một câu đơn, kép hoàn thành, Ví dụ thành ngữ “Anh hùng rơm”, tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
+ tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, xúc tích.
+ Tục ngữ có nghĩa tổng quát, phong tục, kinh nghiệm, lời khuyên, bài học được đúc kết từ nhiều thế hệ cha ông.
+ Tục ngữ mỗi câu đơn trong câu kép đều có nghĩa cụ thể.
|
2.PHÂN BIỆT THÀNH NGỮ VỚI TỤC NGỮ VÀ CA DAO
- Điểm giống:
+ Đều đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ tiếng Việt.
+ Đều có thành phần cấu tạo là từ, có thể là từ đơn, từ ghép hoặc là từ phức
+ Đều chứa đựng cũng như phản ánh các tri thức, kiến thức của nhân dân về những hiện tượng, sự vật tồn tại của thế giới khách quan
| Thành ngữ | Tục ngữ | Ca dao |
Khái niệm | Là tập hợp từ cố định đã quen dùng và nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của từ tạo nên nó | Là câu ngắn gọn,thường có vần điệu,đúc kết tri thức,kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân | Là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con…hoặc là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến ái khi hát |
Hình thức | Là các cụm từ cố định | Là một câu ngắn gọn và có hoàn chỉnh về cấu tạo ngữ pháp | Là những câu thơ có vần điệu,trữ tình |
Nội dung | Chưa diễn đạt được một ý trọn vẹn mà chỉ đang đề cập đến như một khái niệm | Diễn đạt được một ý,nội dung trọn vẹn hoàn chỉnh | Thể hiện tình yêu nam nữ,ngoài ra còn có những nội dung khác như: quan hệ gia đình,các quan hệ phức tạp khác trong xã hội |
Sử dụng | Thuộc lĩnh vực ngôn ngữ cho nên thường dùng làm thành phần để tạo câu hoặc chèn thêm vào trong các câu nói. | Thuộc lĩnh vực văn học và được dùng một cách độc lập. | Sử dụng trong cuộc sống sinh hoạt |
Ví dụ | “Mẹ tròn con vuông” “Nhanh như chớp” “Lên thác xuống ghềnh” “Chân cứng đá mềm”… | “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” “Uống nước nhớ nguồn” “Tấc đất tấc vàng” “Người sống đống vàng” | “Trong đầm gì đẹp bằng sen” “Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng” “Nhị vàng bông trắng lá xanh” “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” |
Mọi người đều đọc

Review bài thi đánh giá năng lực HSA 2025 đợt 501
17/3/2025
Bài viết tổng hợp các review, nhận xét của các thí sinh sau khi thi bài thi đánh giá năng lực HSA 2025 đợt 1. Bài viết được tổng hợp nhiều nguồn, các bạn có thể tham khảo nhé.

3/3/2025
Các Nhóm Câu Hỏi Và Hướng Tư Duy Giải Quyết Vấn Đề
Bài viết phân tích các nhóm câu hỏi kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản nghị luận và văn bản thông tin, đồng thời đưa ra định hướng tư duy giúp học sinh giải quyết vấn đề hiệu quả.
1. Câu Hỏi Đọc Hiểu Văn Bản Nghị Luận
- Xây dựng câu hỏi: Đề xuất câu hỏi giúp học sinh rèn kỹ năng lập luận, tư duy phản biện.
- Định dạng câu hỏi: Nhận diện phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, phương thức biểu đạt, cấu trúc đoạn văn.
- Hướng giải quyết: Nắm chắc 6 phong cách ngôn ngữ, 6 thao tác lập luận phổ biến, các phương thức biểu đạt, kiểu đoạn văn, từ đó phân tích và vận dụng phù hợp.
2. Câu Hỏi Đọc Hiểu Văn Bản Thông Tin
- Xây dựng câu hỏi: Kiểm tra khả năng thu thập, phân loại thông tin, đánh giá và phản biện.
- Định dạng câu hỏi: Nhận biết thông tin, thông hiểu nội dung, vận dụng thực tế.
- Hướng giải quyết: Hệ thống hóa kiến thức, đọc kỹ câu hỏi, xác định từ khóa, liên hệ thực tế để đưa ra câu trả lời chính xác.